MỸ LỆ! Chắc không còn một từ nào có thể miêu tả bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” chính xác hơn được. Không hề phô trương, không hề dàn trải, chỉ đơn thuần là một màn tái hiện thời kỳ vàng của Áo Dài. Hãy xem phim và kể cho mọi người rằng bạn đã bị trang phục “quốc hồn quốc túy” ấy đánh cắp trái tim mình như nào nhé.
Đôi khi chúng ta mải mê yêu thương những cái đẹp của phương Tây mà quên mất rằng cái đẹp truyền thống của mình không gì so sánh được. Vì sao bạn thích vẻ đẹp của Hanbok? Vì gấm hay vì lụa? Vì sao bạn thích cái lạ của Kimono hay những bộ Sườn Xám đặc trưng của Trung Hoa?
Bởi bạn đã thầm yêu cái vẻ kiều diễm, cái tráng lệ mà bạn được thấy từ nhỏ thông qua các bộ phim nước bạn. Vậy nếu bạn chưa có niềm yêu mến vô cùng tận với trang phục truyền thống của Việt Nam, “Cô Ba Sài Gòn” sẽ giúp bạn điều đó.
Suy cho cùng, Áo Dài có gì mà không đáng để chúng ta yêu thương? Và nếu chỉ mình Áo Dài thôi có làm nên sức hút của “Cô Ba Sài Gòn” và cái đẹp mỹ lệ của người Việt không?
Áo dài, áo dài và áo dài.
“Tung bay tà áo tung bay” – những tà áo dài Việt lúc nào mà chẳng trữ tình, nên thơ. Do vậy, điều khiến “Cô Ba Sài Gòn” được đông đào tầng lớp đón nhận là bởi dựa trên những yếu tố mà ai cũng quan tâm: THỜI TRANG và TRUYỀN THỐNG.
Nếu quan niệm CHANEL, Dior, Louis Vuitton, Balenciaga hay Gucci… mới là thời trang thì tất cả đã nhầm rồi. “Thời Trang” chính là những gì mà mọi người thấy đẹp.
Trên thế giới này có mấy quốc gia mặc trang phục truyền thống vừa tự hào vừa thời trang để dạo bước xuống phố mỗi ngày được như Việt Nam?
Trước hết phải dành lời khen rằng áo dài trong “Cô Ba Sài Gòn” rất chuẩn, nếu xét trong đúng bối cảnh phim. Đó là thời kỳ thập niên 60s, là cực thịnh của áo dài – giao điểm của hiện đại và cổ điển, chôn dấu nhiều kỷ niệm nhất. Ai bảo Áo Dài khô khan và thiếu linh hoạt?
Tiêu biểu như cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt.
Xem xong chúng ta mới ngẩn ngơ mà nhận ra rằng một chiếc áo dài Việt Nam đâu có dễ may nhưng chúng ta nghĩ. Tưởng chừng cái nhẹ nhàng, thướt tha, đơn giản của chiếc Áo Dài là dễ dàng nhưng đó chỉ là phẩn nổi của tảng băng chìm.
Một lời khen nữa dành cho đoàn làm phim đó chính là sự nghiêm túc và chân thật mà tất cả mong muốn đem đến cho khán giả. Đâu phải diễn viên chỉ cần quẹt quẹt phần vài đường, vạch vài điểm rồi cắt xoẹt tấm vải là có thể diễn tả khả năng may áo dài của mình.
Học hỏi phương Tây, bạn phải học nghề nghiệp của nhân vật đó cứ như thể là bạn sống bằng nghề đó vậy (mà đúng là thế thật). Có như vậy mới tạo nên một diễn viên giỏi, vì đâu chỉ là diễn, mà là truyền tải cảm xúc cho người xem.
Cứ mê Tây như Mademoiselle Như Ý, coi Áo Dài là rất là “Mauvais Gout” (Gu thời trang tệ nhất) thì sớm đánh mất bản thân mình là một cô gái Việt Nam mà thôi.
Có thể nói, “Cô Ba Sài Gòn” chính là “The Devil Wears Prada” của Việt Nam. Bạn không biết phim “The Devil Wears Prada”? Vậy bạn đã có lỗi lớn với thời trang rồi. Meryl Streep và Anne Hathaway cũng sẽ vô cùng buồn nữa đấy.
“Cô Ba Sài Gòn” nói chung, đã truyền tải thành công vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống, lấy đó làm ẩn dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay, tôn vinh họ vì họ xứng đáng.
Nhưng khoan!
Liệu cả bộ phim “Cô Ba Sài Gòn”, chỉ có tà áo dài được tôn vinh?
Những tấm ảnh này:
Nhìn vào bức ảnh, một Việt Nam xưa mà cuốn hút, từng khung cửa, bức tranh, đến cả cô gái phụ may cũng mang đến sự thương nhớ bởi bộ tran phục quá chất Việt Nam.
Kiêu sa và kiều diễm còn là những mái tóc đen của phụ nữ Việt. Những mái tóc thanh tú gây thương nhớ một thời. Ai bảo áo dài không thể hiện đại và xì-tin? Ai bảo những mái tóc ấy không làm cho các Madame trở nên quyền lực? Và có ai không ủng hộ Việt Nam trên thị trường quốc tế không?